Thi công vách ngăn, sơn bả thạch cao

https://thietkenoithat3s.com
1422
Thi công sơn bả là một công đoạn quan trọng trong quá trình hoàn thành các hạng mục thi công bởi màu sắc, chất lượng sơn bả ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm mỹ của công trình.
THI CÔNG SƠN BẢ THẠCH CAO
 
Thi công sơn bả là một công đoạn quan trọng trong quá trình hoàn thành các hạng mục thi công bởi màu sắc, chất lượng sơn bả ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm mỹ của công trình.
 
Quy trình thực hiện:
 
1. Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt thô
Bề mặt phải phẳng khô và sạch
 
Với bề mặt tường mới xây:
 
- Phải giành đủ thời gian để tường thật khô rồi mới sơn, thông thường phải đợi từ 3-4 tuần và độ ẩm của tường đến 16%. Điều này sẽ giảm hiện tượng phồng rộp sau khi sơn.
 
- Dùng đá mài để mài tường nhằm loại bỏ đi những tạp chất làm ảnh hưởng đến việc sơn bả hoặc sơn phủ đồng thời tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.
 
- Sau đó cần vệ sinh bề mặt để loại bỏ đi cát bụi sau khi mài máy nén khí hay giẻ sạch thấm nước
 
- Nếu bề mặt quá khô nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch để làm ẩm bề mặt trước khi bả matít.
 
Với bề mặt tường cũ:
 
- Cần phải xử lí sạch các khu vực nấm mốc, tảo nấm, sau đó làm sạch các lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi các tạp chất cũ, hay bột bả cũ… bằng máy phun nước áp suất cao.
 
- Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn cũ đã mất độ bám dính.
 
- Rửa sạch tường bằng nước và để khô trước khi sơn bả.
 
2. Bả ma tít.
Trước khi bả ma tít cần kiểm tra lại độ ẩm của tường. Thông thường độ ẩm đạt khoảng 25 – 30% là ổn. Nếu tường quá khô bạn cần làm ẩm tường bằng cách lăn rulo bằng nước sạch lên tường trước khi bả ma tít. Không bả ma tít khi tường quá khô hoặc quá ẩm.
Trộn bột bả: theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên cần lưu ý:
 
- Không sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn để pha.
 
- Chỉ trộn lượng đủ dùng trong khoảng 02 giờ, không trộn thừa
 
- Không để cát bụi bẩn lẫn vào bột sau khi pha
 
Bả lần 1:
 
- Dùng một trong các loại bột bả của ICI (đã được trộn và đóng bao, thùng ở dạng bột). Trộn 1 nước với 2.5 phần bột theo thể tích. Khuấy trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo.
 
- Dùng bàn bả, bả đều lên tường, sau đó đợi khô (tối thiểu là 3 giờ), dùng giấy nhám vừa giúp phẳng và làm sạch bề mặt để lớp matít sau bám dính tốt hơn
Giấy nhám giúp bề mặt mịn và phẳng hơn (lưu ý thi công bả sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h)
 
Bả lần 2:
 
Làm tương tự lần 1. Sau 24h, dùng giấy nhám mịn (số từ 150 đến 180) giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít).
- Kiểm tra độ phẳng của tường đã bả bằng đèn chiếu sáng, Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm
 
- Sau đó dùng giẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn. Đây cũng là khâu quan trọng ảnh hưởng đến độ bám của sơn lót nên cần làm cẩn thận.
- Để khô bề mặt tường bả trong khoảng 24h để tiến hành sơn phủ
(Chú ý: tổng độ dày 2 lớp bả không quá 3mm)
 
 
3. Sơn lót
Tuy theo sơn tường dùng cho trong nhà hay ngoài nhà mà chúng ta dùng loại sơn lót thích hợp.
 
Sơn một lớp sơn lót chống thấm và chống kiềm hóa, công việc này dùng Rulo hay máy phun sơn.
 
Sơn một lớp sơn ướt với độ dày tiêu chuẩn 100micro
 
4. Sơn phủ hoàn thiện
Là công đoạn cuối cùng để bạn hoàn thành những trang trí đầu tiên cho ngôi nhà. Ở công đoạn này bạn có thể sơn bảo vệ, sơn trang trí ngoài nhà và cả trong nhà
 
Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích trong quá trình thi công.
 
Các lớp sau cách nhau từ 2 - 3h
 
 

Click để xem mẫu và ưu đãi của thi công nội thất văn phòng