Báo giá thi công trần thạch cao cho biệt thự liền kề

https://thietkenoithat3s.com
1014
Trần thạch cao là lựa chọn ưu việt và phổ biến nhất hiện nay khi thiết kế thi công nội thất các công trình nhà ở, đặc biệt là với biệt thự liền kề, nhà phố, shophouse. Trong bài viết dưới đây, 3S sẽ cung cấp đến bạn những ưu nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao cho biệt thự, tư vấn lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp và báo giá thi công trần thạch cao tại 3S.

Cho đến thời điểm này, trong ngành xây dựng, nội thất, trần thạch cao vẫn là xu hướng tối ưu nhất thay thế cho các loại trần đúc, trần gỗ hoặc trần nhựa tại các công trình nhà ở. Những câu hỏi về độ bền, cách thức thi công, tính chất lý hóa, ưu nhược điểm của trần thạch cao sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là loại trần được làm từ các tấm thạch cao, gắn cố định vào hệ thống khung xương dưới trần bê tông, kết hợp sơn bả và vật tư khác liên quan. Cụ thể: khung xương thạch cao cố định hệ trần theo định hình của thiết kế nội thất biệt thự, giúp trần vững chắc lâu dài. Các tấm thạch cao kết nối khung xương bằng vít chuyên dụng, đảm bảo độ phẳng đẹp. Sơn bả thì giúp tạo độ mịn cho mặt phẳng trần và bền màu cho bề mặt trần.

`
Trần thạch cao thẩm mỹ giúp biệt thự trở nên sang trọng hơn

Hiện nay, trần thạch cao gồm 2 loại chính là trần nổi và trần chìm. Trong đó, trần nổi là loại trần có phần khung xương nổi trên bề mặt sau khi hoàn thiện, cũng thường được gọi là trần thả. Còn trần chìm gồm trần phẳng và trần giật cấp. Những ưu nhược điểm của từng loại ở dưới đây sẽ giúp bạn hiểu vì sao 99% công trình biệt thự sử dụng trần chìm chứ không dùng trần thạch cao nổi.

Ưu điểm trần thạch cao nổi:

  • Thi công đơn giản, nhanh gọn nên tiết kiệm được chi phí nhân công
  • Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi xảy ra sự cố hoặc thay mới
  • Trần nhà ít bị cong võng sau khi thi công
  • Giúp giấu gọn hệ thống đường ống nước, dây điện, dây mạng

Nhược điểm trần thạch cao nổi:

  • Khó thay đổi mẫu mã vì trần nổi thường sử dụng các mẫu tấm với kích thước cố định
  • Tính thẩm mỹ không cao do các mẫu tấm kích thước nhỏ tạo cảm giác không gian như bị chia nhỏ, manh mún.


Trần thạch cao nổi thường dùng cho văn phòng

Với trần thạch cao chìm, toàn bộ khung xương được ẩn phía trong các tấm thạch cao, nên bạn hoàn toàn chỉ thấy một mặt thạch cao phẳng được sơn bả đẹp mắt. Về phân loại trần chìm, cũng có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp. Cụ thể:

Trần phẳng tạo một mặt phẳng cố định trên toàn bộ trần, giúp quá trình thi công đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức thi công.  Loại trần này giúp không gian thông thoáng, rộng rãi hơn, tuy nhiên không tạo được điểm nhấn cho thiết kế, dễ bị lộ khuyết điểm thi công như gồ nổi.

Trần giật cấp có tính thẩm mỹ cao với mẫu mã và kiểu cách đa dạng, đáp ứng được nhiều yêu cầu thiết kế khác nhau, cho không gian căn phòng sang trọng và bát mắt hơn. Chi phí thi công trần thạch cao giật cấp có cao hơn so với trần phẳng một chút nhưng vẫn được lựa chọn nhiều nhất, đặc biệt là cho pòng ngủ và phòng khách.


Trần thạch cao giật cấp cho phòng khách biệt thự

Ngoài ra, trần thạch cao chìm chịu lực tốt hơn, có thể tạo nhiều hình dạng và hoa văn trang trí, cũng như kết hợp với dèn trang trí.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của trần thạch cao giật cấp là quá trình thi công phức tạp, tốn thời gian và công sức hơn. Nếu như có hỏng hóc, việc sửa chữa trần cũng tốn kém chi phí do phải sửa toàn bộ chứ không phải gỡ và thay từng tấm như trần thả. Chính vì vậy, loại trần này hầu như không được sử dụng ở các công trình văn phòng, nơi phải tháo lắp hoặc sửa chữa thường xuyên.

Nhược điểm chung của trần thạch cao là kỵ nước và lửa. Nếu không khí ẩm hoặc ngấm nước, trần sẽ rất nhanh có màu ố vàng hoặc mục hỏng. Chính vì vậy, cần phải chọn loại trần chống thấm tốt ở các môi trường gần nước hoặc độ ẩm cao, như phòng bếp hoặc gần phòng tắm.

Kinh nghiệm thiết kế và thi công trần thạch cao cho biệt thự

Thiết kế trần thạch cao phù hợp với tổng thể.

Trần thạch cao cần có thiết kế hài hòa với tổng thể không gian phòng về đường nét, màu sắc và hình dạng. Chẳng hạn như, phòng được thiết kế theo phong cách cổ điển thì nên thiết kế trần theo hướng cổ điển, tránh phá vỡ tổng thể thẩm mỹ.


Nên thiết kế trần thạch cao hài hòa với phong cách chủ đạo

Ngoài ra, các phòng có trần cao thì nên sử dụng vật liệu nhẹ để dễ dàng thi công. Ngược lại, nếu trần thấp, không nên làm trần thạch cao giật nhiều cấp, sẽ tạo ra cảm giác không gian chật chội, tù túng.

Vật tư đồng bộ và chính hãng

Đây là yêu cầu bắt buộc với bất kỳ đơn vị thi công trần thạch cao chuyên nghiệp nào, vì điều này trực tiếp ảnh hưởng đến độ bền và mức độ hoàn thiện của trần. Hệ thống khung xương có vai trò nâng đỡ toàn bộ hệ thống trần cùng đèn led âm trần thạch cao, đèn tráng trí, nên phải đảm bảo bền chắc. Các tấm thạch cao cũng phải là vật liệu chính hãng với mức độ hoàn thiện cao, cứng chắc và đảm bảo tính chất hóa lý theo đúng chủng loại như chống ẩm, chống cháy.


Công nhân 3S thi công trần thạch cao cho biệt tuhự liền kề

Tham khảo thông tin kỹ thuật và giá

Mỗi loại trần thạch cao đều có giá bán cũng như thông tin kỹ thuật khác nhau. Hiểu biết về tiêu chí này giúp bạn dễ dàng hơn khi nghiệm thu hoặc khi sử dụng.

Giá bán trần thạch cao trên thị trường cũng biến động đáng kể ở các đơn vị cung cấp. 3S là đơn vị thiết kế thi công nội thất biệt thự trọn gói sẽ tư vấn chi tiết cho khách hàng về nhà cung cấp để lựa chọn nhà cung cấp trần thạch cao có chi phí hợp lý nhất.


Liên hệ 3S để được tư vấn thi công trần thạch cao bền đẹp sang trọng cho biệt thự

Lưu ý khi sử dụng trần thạch cao

Các khuyến cáo của nhà sản xuất về việc trần thạch cao có thể co ngót khi sử dụng, giúp bạn ước tính được tuổi thọ của trần và biết cách bảo dưỡng, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Chẳng hạn với trần thạch cao chìm, sau khoảng vài năm có thể xuất hiện vết nứt trên bề mặt do co ngót, tác động bởi ngoại cảnh. Khi đó, để khắc phục thì nên dặm và sơn lại, tránh để lâu phải tháo bỏ cả trần.


Việc thi công trần thạch cao phải tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo độ bền

Trần thạch cao cũng rất kỵ nước. Nếu không khí ẩm hoặc ngấm nước, trần sẽ rất nhanh có màu ố vàng hoặc mục hỏng. Chính vì vậy, cần phải chọn loại trần chống thấm tốt ở các môi trường gần nước hoặc độ ẩm cao, như phòng bếp hoặc gần phòng tắm.

Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra trần, tránh để chuột cắn hỏng trần.

Báo giá thi công trần thạch cao tại 3S

Báo giá trần thạch cao dựa trên vật liệu được lựa chọn và chi phí nhân công thi công. 3S luôn tối ưu chi phí cho khách hàng bằng kinh nghiệm quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tư vấn nhà cung cấp vật tư tốt nhất.

STT

Hạng mục

Sản phẩm

Giá vật tư/m2 (VNĐ)

1

Trần Gypceil - liên kết bằng khóa

- Hệ khung xương Vĩnh Tường EKO
- Tấm thạch cao Thái Lan Gyproc tiêu chuẩn 9mm 
- Phụ kiện

175.000

2

Trần Gypceil AQUA - liên kết bằng khóa

- Hệ khung xương Vĩnh Tường EKO
- Tấm thạch cao Thái Lan Gyproc chống ẩm 9mm
- Phụ kiện

195.000

3

Trần Gypceil - liên kết trực tiếp

- Hệ khung xương Vĩnh Tường BASI
- Tấm thạch cao Thái Lan Gyproc tiêu chuẩn 9mm
- Phụ kiện

190.000

4

Trần Gypceil AQUA - liên kết trực tiếp

-Hệ khung xương Vĩnh Tường BASI
- Tấm thạch cao Gyproc chống ẩm 9mm
- Phụ kiện, sơn bả hoàn thiện

210.000

5

Sơn hoàn thiện

- Sơn trần thạch cao: Maxilite, Dulux, Jontun

65.000 - 70.000

- Bảng báo giá thi công trần thạch cao trên là giá vật tư thuộc sản phẩm phổ biến Vĩnh Tường được tính theo m2, chưa bao gồm đội ngũ nhân công thi công và chi phí vận chuyển.

- Giá trên có thể được thay đổi tùy vào kiểu dáng mà gia chủ muốn thực hiện.

Để có báo giá mới nhất hạng mục thi công trần thạch cao cho biệt thự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0988640776 hoặc để lại thông tin của bạn dưới đây.

Click để xem mẫu và ưu đãi của thiết kế nội thất biệt thự