Sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên trong thiết kế thi công nội thất chung cư

https://thietkenoithat3s.com
889
Cái “chất” của một căn hộ chung cư mà sử dụng toàn bộ nội thất bằng gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp thân thiện, mộc mạc nhưng lại đẳng cấp vì gỗ tự nhiên là nét đẹp vượt thời gian, vượt trên cả tính thẩm mỹ và độ bền bỉ của nội thất căn hộ. 3S sẽ cùng bạn trải nghiệm công năng của vật liệu gỗ tự nhiên được sử dụng trong nội thất chung cư như thế nào nhé!

Cái “chất” của một căn hộ chung cư mà sử dụng toàn bộ nội thất bằng gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp thân thiện, mộc mạc nhưng lại đẳng cấp vì gỗ tự nhiên là nét đẹp vượt thời gian, vượt trên cả tính thẩm mỹ và độ bền bỉ của nội thất căn hộ.

3S sẽ cùng bạn trải nghiệm công năng của vật liệu gỗ tự nhiên được sử dụng trong nội thất chung cư như thế nào nhé!

Ưu điểm và nhược điểm sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là gỗ được trực tiếp khai thác trong rừng hoặc các cây trồng lấy gỗ, nhựa, tinh dầu hoặc lấy qủa có thân cứng chắc và đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác.

Người ta tìm thấy cái đẹp ở gỗ tự nhiên là sự thân thiện, mộc mạc vốn có. Gỗ tự nhiên có màu sắc ấm cúng và không theo màu sắc của một mô tuýp gia công công nghiệp nào. Đặc sắc của gỗ tự nhiên là ở các vân gỗ, thậm chí tuỳ thổ nhưỡng, khí hậu và vùng đất mà trồng cây lấy gỗ ở các vùng đất khác nhau sẽ cung cấp cho chúng ta các loại hình vân khác nhau, thớ hay khổ khác nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo và mang đến những bản thiết kế nội thất đẹp không trùng lặp, có sự sáng tạo riêng biệt, cá tính.

Ưu điểm của vật liệu gỗ tự nhiên:

  • Độ bền cao: Thời gian sử dụng rất bền lâu theo thời gian, thậm chí các loại gỗ hiếm có thể tồn tại hơn trăm năm như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc…
  • Đẹp khác biệt: không cây gỗ nào giống gỗ nào nên nét đẹp tự nhiên nó cũng thể hiện ở các vân gỗ rất bắt mắt. Mỗi loại gỗ có một loại vân khác nhau.
  • Bền với nước: Ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên là có độ bền cao khi tiếp xúc với nước.
  • Chắc chắn: Chắc chắn là độ bền hơn thì độ chắc chắn cũng cao hơn rất nhiều so với gốc gỗ công nghiệp.
  • Thẩm mỹ: gỗ tự nhiên có nhiều kích cỡ khác nhau nên người thợ có thể sáng tạo đa dạng và phong phú các đường nét, hoạ tiết và tăng tính thẩm mỹ cho căn hộ.

Nhược điểm của gỗ tự nhiên:

  • Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên được nhập khẩu vì vậy giá gỗ cao, chi phí nhân công cao cũng vì phải làm thủ công nhiều, hơn nữa lại không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp nên dẫn đến chi phí cho căn hộ sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên sẽ có giá trị cao hơn rất nhiều.
  • Cong vênh, co ngót: thường xảy ra với người thợ nghề không có kinh nghiệm, tính toán độ cong vênh không chính xác nên dẫn đến hiện tượng cong vênh co ngót ở các vị trí như cánh cửa, cánh tủ… do tính chất của gỗ tự nhiên hấp thu ẩm, hấp thu nhiệt mà khí hậu ở Việt Nam thay đổi giữa các mùa sẽ dẫn đến hiện tượng này nếu như người thợ không tinh toán chính xác.

Đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên

  • Gỗ chò chỉ: Gỗ Chò Chỉ thường có màu sắc hơi hồng hoặc vàng nhạt, nhựa gỗ có mùi thơm nhẹ. Loại gỗ này rất bền, chịu được nước và chịu chôn vùi tốt. Đặc điểm thường thấy ở các loại gỗ chò chỉ là có giác màu vàng, lõi màu nâu sẫm, nứt dăm dọc. Dưới đây là một số hình ảnh về loại gỗ này để các bạn dễ phân biệt.

  • Gỗ mun: Đây là một loại gỗ tự nhiên thường được dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh hoặc đóng bàn ghế. Đặc điểm nổi bật của loại gỗ này là khi ướt thì mềm dễ dàng gia công, còn khi khô thì lại rất cứng. Gỗ có độ bền, ít cong vênh, không mối mọt, không nứt chân chim. Loại gỗ này thường rất nặng, có màu đen tuyền hoặc màu sọc đen trắng, thớ gỗ rất mịn và khi dùng lâu sẽ bị bong như sừng.

  • Gỗ trắc: Cây gỗ Trắc thuộc loại gỗ lớn, loại gỗ này rất nặng, cứng thớ gỗ mịn. Gỗ Trắc có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền và không bị cong vênh, mối mọt. Gỗ thường được dùng để đóng giường tủ, bàn ghế cao cấp hoặc dùng để tạc tượng khắc tranh. Gỗ có 3 loại là: trắc đen, trắc đỏ và trắc vàng. Giá trị của loài trắc vàng cao hơn so với trắc đỏ và trắc đen. Khi quay giấy ráp gỗ sẽ rất bóng bởi gỗ có sẵn tinh dầu bên trong.

  • Gỗ xoan đào: Xoan Đào là một loại cây rừng mọc hoang, loại cây này có gỗ lớn màu hồng sẫm khi mới xẻ. Đặc điểm của loại gỗ tự nhiên này là cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp và đặc biệt là có màu hồng đào. Khả năng chịu nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực của loại gỗ này cũng là rất tốt. Ngoài ra, gỗ Xoan Đào còn ít bị cong vênh, nứt nẻ hay mối mọt.

  • Gỗ Gụ: Đặc điểm của gỗ Gụ:

- Là một loại gỗ quý thường được dùng để đóng hàng mộc.

- Có độ bền cao, dễ đánh bóng, ít cong vênh và không bị mối mọt.

- Gỗ có vân đẹp, mịn, thớ thẳng, màu vàng trắng. Nếu để lâu màu của gỗ sẽ chuyển sang màu nâu sẫm rồi màu cánh gián, để lâu năm đen như sừng.

- Khi đánh bóng bằng Vecni gỗ gụ sẽ lên màu nâu đỏ hoặc nâu đậm.

- Gỗ có mùi chua nhưng không hăng.

  • Gỗ tần bì: Là loại gỗ có khả năng chịu lực rất tốt, dễ uốn cong. Giác gỗ Tần Bì có màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng. Có thể là từ màu nâu xám đến màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt đến sọc nâu. Gỗ tần bì thường to, vân gỗ thẳng và mặt gỗ thô đều.
  • Gỗ hương: Gỗ Hương là một loại gỗ quý có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Đặc điểm nổi bật của loại gỗ tự nhiên này là:

- Có màu nâu hồng khi đã đưa vào sử dụng theo thời gian.

- Vân gỗ đẹp, thớ gỗ to, rất cứng, rắn, chắc, ngửi sẽ có mùi hương đặc trưng rất dễ chịu.

- Tùy theo tính chất của vùng miền mà gỗ hương có những tên gọi khác nhau như: Hương vườn, Hương Xoan, Hương Nghệ, Hương Đá,…

- Một đặc điểm khác để dễ dàng nhận biết được gỗ Hương là khi ngâm vào nước, nước sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh nước chè.

  • Gỗ Sưa: Gỗ Sưa có các tên gọi khác là Trắc Thối (tên này xuất phát từ mùi thối trên quả), Huỳnh Đàn hay Huê Mộc Vàng. Gỗ Sưa có 3 loại là: Sưa đen (có giá trị cao, còn được gọi là tuyệt gỗ), Sưa đỏ và Sưa trắng (có giá trị thấp hơn). Đây cũng là một loại gỗ rất quý có giá trị kinh tế cao. Đặc điểm nhận dạng loại gỗ này là:

- Có màu vàng, đỏ, vân rất đẹp.

- Gỗ Sưa rất cứng nhưng lại dẻo, chịu được thời tiết mưa nắng, có mùi thơm mát, khi đốt tàn tro sẽ có màu trắng đục.

- Không giống như các loại gỗ tự nhiên khác chỉ có vân gỗ 2 mặt, gỗ Sưa có đến 4 mặt vân gỗ. Vân nổi lên thành từng lớp đẹp, thớ gỗ mịn, nhỏ, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện một thớ màu đen.

- Gỗ có màu đỏ giống màu bã trầu, gỗ để lâu phủ bụi có thể bị xuống màu, bạn chỉ cần lấy giấy ráp hoặc dao cạo nhẹ là sẽ lại thấy màu sáng đỏ.

  • Gỗ Pơ mu: Cũng là một loại gỗ quý hiếm, gỗ Pơ Mu không bị mối mọt, có màu vàng, thớ mịn, vân đẹp, gỗ nhẹ và không bị cong vênh. Gỗ Pơ Mu tự nhiên sẽ có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, loại gỗ này dùng làm nội thất trong nhà sẽ đuổi được các loại côn trùng như kiến, gián, muỗi,…
  • Gỗ lim: Là loại gỗ tự nhiên quý hiếm, gỗ lim có đặc điểm rất cứng, chắn và nặng. Màu sắc của gỗ từ màu hơi nâu đến màu nâu thẫm, gỗ có khả năng chịu lực rất tốt. Vân gỗ Lim có dạng xoắn đẹp, nếu để lâu ngày hoặc ngâm dưới bùn thì mặt gỗ sẽ có màu đen. Gỗ Lim không bị cong vênh, mối mọt, nứt nẻ hay bị biến dạng khi thời tiết thay đổi.

Tính ứng dụng của gỗ tự nhiên trong thi công nội thất chung cư

Gỗ tự nhiên thường được sử dụng trong các phong cách thiết kế nội thất cổ điển, bán cổ điển hay tân cổ điển, hoặc cũng có thể ở các phong cách hiện đại như phong cách thiết kế Taiwan hay Bắc Âu.

Các vật dụng trong căn hộ có thể sử dụng gỗ tự nhiên như: bàn, ghế, giường, tủ, cửa, kệ… thậm chí cả những gờ trang trí để ngôi nhà có điểm nhấn và toát lên ý đồ của nhà thiết kế.

​​​​​​​

Tuy nhiên, nội thất gỗ tự nhiên cần được bảo quản đúng cách để luôn được bền đẹp và tăng tuổi thọ. Nên 3S sẽ chia sẻ những lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Vị trí đặt đồ nội thất: Gỗ tự nhiên dù có khả năng chịu nước hay không cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và môi trường xung quanh. Do đó, để tăng tuổi thọ của đồ nội thất gỗ, bạn nên đặt chúng ở nơi có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Những nơi thường xuyên ẩm ướt như phòng giặt, phòng tắm sẽ không phải là nơi lý tưởng cho đồ nội thất gỗ. Bạn cũng không nên để nội thất gỗ ở những nơi có ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nơi gần lò sưởi, bộ tản nhiệt hay lỗ thông máy điều hòa để gỗ không bị cong vênh, nứt, phai màu...
  • Vệ sinh nội thất: Lưu ý quan trọng khác là bạn cần thường xuyên lau chùi đồ gỗ và nhanh chóng thấm khô các vết nước đổ trên bề mặt gỗ bằng khăn mềm. Việc lau chùi thường xuyên sẽ giúp lấy đi lớp bụi bẩn, dầu mỡ… những chất làm xấu bề mặt gỗ. Bạn cũng nên tránh đặt các sản phẩm bằng cao su, nhựa trên đồ gỗ trong thời gian dài.
  • Hạn chế vết xước: Để nội thất gỗ đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài, việc tránh để lại các vết xước là điều vô cùng quan trọng. Khi di chuyển các đồ vật trên bề mặt đồ gỗ, thay vì kéo trượt, bạn nên nhấc các đồ vật lên và đặt vào vị trí mới. Các phụ kiện trên đồ gỗ cũng nên được thay thế định kỳ.

Click để xem mẫu và ưu đãi của thiết kế nội thất nhà phố