Tham khảo định hướng phát triển kiến trúc cho nhà ở thấp tầng tại Việt Nam

https://thietkenoithat3s.com
1102
Nhà ở thấp tầng là loại hình nhà ở quen thuộc tại Việt Nam. Ngay ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, bên cạnh những tòa nhà cao tầng cũng dễ dàng quan sát thấy sự hiện hữu với mật độ cao của công trình này. Thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá và tìm hướng phát triển cho nhà ở thấp tầng.

Nhà ở thấp tầng là loại hình nhà ở quen thuộc tại Việt Nam. Ngay ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, bên cạnh những tòa nhà cao tầng cũng dễ dàng quan sát thấy sự hiện hữu với mật độ cao của công trình này. Thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá và tìm hướng phát triển cho nhà ở thấp tầng. 
 

Nhà ở thấp tầng chiếm số lượng lớn bên cạnh các tòa nhà cao tầng.
Nhà ở thấp tầng chiếm số lượng lớn bên cạnh các tòa nhà cao tầng.

Cụ thể những định hướng này là gì, bạn có thể tìm hiểu trong nội dung được đội ngũ kiến trúc sư 3S chia sẻ sau đây!

1. Phân loại các mô hình nhà ở thấp tầng hiện nay

Nhà thấp tầng trong các đô thị ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm nhà thấp tầng hiện hữu và nhóm nhà thấp tầng trong các dự án khu đô thị mới. Mỗi nhóm lại tiếp tục có sự phân chia, bao gồm các công trình khác nhau. 

Nhóm nhà ở thấp tầng trong đô thị hiện hữu gồm có:

  • Nhà ở liền kề dân cư hiện hữu: Loại hình nhà ở này có quy mô diện tích từ rất nhỏ 25m2 đến rất lớn 200m2, phổ biến có từ 3 đến 5 tầng, cá biệt có công trình cao tận 9 - 11 tầng. Kiến trúc theo kiểu nhà ống phân lô.
  • Nhà thấp tầng cổ, nhà cũ có giá trị, đã được công nhận là di tích hoặc nằm trong danh sách được quản lý đặc thù.

Nhà liền kề dân cư hiện hữu thường có kiến trúc theo kiểu nhà ống phân lô.
Nhà liền kề dân cư hiện hữu thường có kiến trúc theo kiểu nhà ống phân lô. 

Còn nhóm nhà thấp tầng trong dự án khu đô thị mới phân thành hai loại sau:

  • Biệt thự: Đây là loại hình nhà ở tiêu chuẩn cao ở các đô thị. Mỗi căn có khuôn viên độc lập, tiếp cận với thiên nhiên từ nhiều hướng. Quy mô diện tích từ 200m2 đến 500m2. Số tầng của biệt thự có thể dao động từ 1 tới 4 tầng. Ngoài không gian nhà ở còn có diện tích để xây dựng các tiện ích khác như Gara ô tô, bể bơi... 
  • Nhà ở liền kề: Đây là loại nhà ở riêng, gồm các căn hộ có quy mô diện tích từ 50m2 – 100m2 xây san sát nhau. Cứ 8 đến 10 khối tạo thành một dãy nhà. Các nhà tiếp xúc thiên nhiên ở một hay hai hướng. Tầng cao tối đa từ 3 đến 4 tầng. 

Nhà ở liền kề gồm các căn hộ san sát, tạo thành dãy liền nhau.
Nhà ở liền kề gồm các căn hộ san sát, tạo thành dãy liền nhau.

2. Định hướng phát triển kiến trúc cho nhà ở thấp tầng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ở các đô thị, kiến trúc nhà ở thấp tầng nhìn chung còn lộn xộn, kém chất lượng. Nhược điểm này làm phá vỡ cảnh quan đô thị. Vì vậy, việc có những định hướng về thẩm mỹ, kiến trúc, kiến trúc xanh hay ứng dụng khoa học công nghệ... cho nhà ở thấp tầng là điều vô cùng cần thiết. 

2.1 Hướng phát triển chung

Đầu tiên, về hướng phát triển chung sẽ có định hướng cơ bản cho các mô hình nhà ở thấp tầng đã được phân loại ở phần trước .

Với nhóm công trình nhà ở liền kề dân cư hiện hữu trong đô thị:

  • Công trình nhà ở thấp tầng dân cư cần được xây dựng kế hoạch cải tạo chỉnh trang. Đặc biệt là chỉnh trang những công trình có quy mô nhỏ, nhà siêu mỏng, siêu méo, đã dột nát hay xuống cấp.
  • Các công trình nhà cổ, nhà cũ cần được tiến hành khảo sát, đánh giá... để quản lý, bảo tồn và trùng tu.

Còn với các dự án khu đô thị mới, định hướng chung là hạn chế phát triển nhà ở thấp tầng theo hình thức phân lô, có diện tích nhỏ, tầng cao tại khu vực lõi đô thị.

Tại khu đô thị mới hạn chế phát triển nhà ở thấp tầng theo hình thức phân lô, có diện tích nhỏ, tầng cao.
Tại khu đô thị mới hạn chế phát triển nhà ở thấp tầng theo hình thức phân lô, có diện tích nhỏ, tầng cao.

2.2 Định hướng về thẩm mỹ và kiến trúc nhà ở thấp tầng

Trong các định hướng phát triển nhà ở thấp tầng tại Việt Nam, không thể thiếu định hướng về thẩm mỹ và kiến trúc. Theo đó, khi cải tạo, nâng cấp hay xây mới cần ưu tiên áp dụng kiến trúc hiện đại, bắt kịp xu hướng kiến trúc đang phát triển.

Lời khuyên từ các kiến trúc sư là nên hạn chế áp dụng các xu hướng kiến trúc nhại cổ, kiến trúc có chi tiết trang trí rườm rà. Cách thiết kế này nhiều khi không đem lại hiệu quả về thẩm mỹ mà còn có thể phá vỡ tổng thể kiến trúc cảnh quan chung cũng như lãng phí chi phí đầu tư xây dựng.

 Khi cải tạo, nâng cấp hay xây mới nhà ở thấp tầng cần ưu tiên áp dụng kiến trúc hiện đại.
 Khi cải tạo, nâng cấp hay xây mới nhà ở thấp tầng cần ưu tiên áp dụng kiến trúc hiện đại.

2.3 Phù hợp với văn hóa cộng đồng

Xét từ góc độ văn hóa cộng đồng, kiến trúc nhà ở thấp tầng phải phù hợp với tập quán sinh hoạt và đặc trưng văn hoá của các vùng miền địa phương.

2.4 Áp dụng kiến trúc xanh vào nhà ở thấp tầng

Kiến trúc xanh không còn là khái niệm xa lạ với người Việt. Loại hình kiến trúc này được ứng dụng trong nhiều công trình và nhà ở thấp tầng cũng không ngoại lệ. 

Áp dụng kiến trúc xanh vào nhà ở thấp tầng được thể hiện ở việc có nhiều cây xanh, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng sạch từ gió, mặt trời... Từ đó, những công trình đạt kiến trúc xanh không chỉ thích ứng tốt hơn với điều kiện tự nhiên của từng vùng miền mà còn tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Áp dụng kiến trúc xanh cho nhà ở thân thiện với môi trường.
Áp dụng kiến trúc xanh cho nhà ở thân thiện với môi trường. 

2.5 Ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, định hướng kiến trúc nhà ở thấp tầng ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu. Khi xây dựng, nâng cấp hay cải tạo công trình nhà ở này có thể ứng dụng dụng các công nghệ thông minh như công nghệ IoT, Smart Home... Sử dụng thiết bị, vật liệu mới như gạch không nung, sàn bê tông siêu nhẹ... 

Việc ứng dụng này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng mà còn giảm tác hại đối với môi trường.

Định hướng kiến trúc nhà ở thấp tầng ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu.
Định hướng kiến trúc nhà ở thấp tầng ứng dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu.

2.6 Phù hợp với kinh tế của gia chủ

Trong định hướng phát triển kiến trúc nhà ở thấp tầng không thể bỏ qua tính kinh tế. Cụ thể, định hướng đặt ra ở đây là kiến trúc nhà ở thấp tầng trong đô thị mới phải có chi phí phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân. 

Điều này nhằm hạn chế tình trạng nhà biệt thự và liền kề phải bỏ hoang trong các dự án phát triển đô thị mới hiện nay. 

Định hướng phát triển nhà ở thấp tầng đã rõ. Nhưng với những gia chủ đang sở hữu loại hình nhà ở này khi cải tạo hay nâng cấp vẫn khó để có thể có bản thiết kế đáp ứng yêu cầu đề ra. 

Nắm bắt được các định hướng này cộng với kinh nghiệm làm việc thực tế, đội ngũ 3S tự tin đồng hành cùng quý khách hàng. Liên hệ ngay để được tư vấn phương án thiết kế, bố trí mặt bằng phù hợp, đảm bảo công năng và thẩm mỹ.