Nhược điểm nhà phố
Trước hết, ta nói về nhược điểm của nhà ống mặt phố. Dạng nhà này thường gây ra cảm giác chật chội, bí bách và ít ánh sáng do thường bị che chắn hoàn toàn các mặt hông và mặt phía sau. Để tăng diện tích sinh hoạt, chủ đầu tư phải thiết kế nhiều tầng, dẫn đến mất diện tích cầu thang, sinh hoạt khá bất tiện nếu trong nhà có trẻ nhỏ hoặc người già yếu.
Nhà phố vừa ở vừa kinh doanh
Với các căn hộ có diện tích nhỏ, kiến trúc sư sẽ phải ưu tiên sắp xếp không gian sinh hoạt lên các tầng cao, phục vụ cho việc kinh doanh hoặc phòng khách, gara để xe dưới tầng một.
Tuy nhiên, những nhược điểm này Kiến trúc sư 3S hoàn toàn có thể khắc phục được bằng kinh nghiệm thiết kế tối ưu ánh sáng, không gian và các tiêu chuẩn kích thước thiết kế cầu thang, lối đi, mặt sàn khoa học nhất.
Ưu điểm nhà phố
Một ưu điểm rất lớn của nhà ống là vì mặt tiền hẹp, diện tích nhỏ, nên thời gian thiết kế và thi công khá nhanh, đơn giản, dễ kiểm soát chất lượng.
Kiến trúc sư cũng có thể áp dụng rất nhiều phong cách thiết kế cho nhà ống mặt phố, từ hiện đại đến tân cổ điển, phong cách Đông Dương, Đài Loan... Việc bố trí công năng bên trong nội thất nhà ổng cũng đơn giản hơn do diện tích đất vuông vắn.
Nhà phố có mặt tiền rộng có thể sử dụng cho nhiều mục đích kinh doanh khác nhau
Một số nhà ổng có mặt tiền rộng hoặc hai mặt tiền có thể được thiết kế rất đẹp mắt và nổi bật, tạo ra ưu thế về mặt kinh doanh đối với các căn nhà phố khác.
Kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà phố vừa ở vừa kinh doanh
Với nhu cầu sử dụng nhà phố cho mục đích vừa ở, vừa kinh doanh, việc thiết kế nội thất sẽ có một số điểm khác biệt so với nhà ở thông thường. Tầng 1 của căn nhà sẽ được ưu tiên diện tích tối đa cho việc kinh doanh như không gian bán hàng, trưng bày sản phẩm, tiếp khách, quầy dịch vụ,... Chính vì thế, kiến trúc sư sẽ đơn giản hóa tối đa các chi tiết trang trí ở tầng một, thiết kế và thi công nội thất theo ngành nghề kinh doanh và thể hiện nhận diện thương hiệu của cửa hàng, công ty.
Không gian tầng 1 cũng sẽ lược bỏ các chức năng nội thất ở như bếp, bàn tiếp khách gia đình, bàn ăn, chuyển lên tầng 2 hoặc tầng lửng.
Nhà ống dài và hẹp với khu kinh doanh phía trước
Nhà ống sử dụng hoàn toàn tầng 1 cho kinh doanh cafe
Phía trước mặt của nhà phố sẽ có rất nhiều phương tiện giao thông xe máy, ôtô qua lại gây ra bụi và tiếng ồn, vì thế, tầng 1 sẽ được lắp cửa cuốn và cửa kính chống bụi hoặc vách kính cách âm.
Về bố trí công năng sinh hoạt ở các tầng trên, cần thiết kế một cách khoa học, hợp lý, hạn chế các chi tiết không cần thiết để không gian luôn rộng rãi và thoải mái, căn cứ sát vào nhu cầu sử dụng thực tế của chủ nhà để lên phương án thiết kế tối ưu nhất. Phòng khách và bếp sẽ được đặt ở tầng lửng hoặc tầng 2, sau đó là các phòng ngủ ở tầng trên. Một số nhà phố có thể sử dụng tầng 2 - 3 làm không gian văn phòng, thì sẽ đẩy không gian sinh hoạt lên các tầng cao hơn.
Cách thiết kế cầu thang cũng cần dựa theo hình dạng của căn nhà. Thông thường, nếu diện tích nhỏ, hẹp và nhu cầu sử dụng kinh doanh tầng 1 lớn, nên bố trí cầu thang dọc theo đất hoặc đặt ở cuối nhà để tầng 1 rộng rãi hơn.
Nhà ống dài và hẹp được thiết kế nội thất kinh doanh cafe ở tầng 1
Để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, mang lại nguồn sáng ổn định, hài hòa cho mọi không gian ở các tầng, nên cân nhắc đến phương án xây giếng trời khi thiết kế nhà ống để đưa ánh sáng từ phía trên mái xuống.
Đối với các căn hộ có diện tích hẹp không thể thiết kế giếng trời, nên lắp đặt cửa kính kết hợp rèm cửa ở mặt trước của tòa nhà để lấy ánh sáng từ phía bên ngoài.
>>> Xem thêm: Thiết kế nội thất liền kề
Khi thiết kế nội thất của nhà ống kết hợp kinh doanh, cần tính đến yếu tố thiên nhiên để tạo ra cảm giác sống xanh, trong lành, thanh lọc bụi và vi khuẩn từ bên ngoài. Kiến trúc sư có thể bố trí ban công phía trước hoặc xây thêm sân vườn trên sân thượng, tạo nên điểm nhấn xanh khiến cho căn nhà trở nên nổi bật hơn.
Tầng 1 được thiết kế kinh doanh pizza
Yếu tố phong thủy cũng đặc biệt quan trọng khi áp dụng vào kết kế nội thất cho nhà ống như vị trí của cửa chính, công chính, vị trí đặt bàn thờ, vị trí đặt bếp, bồn rửa, nhà vệ sinh cần được tính toán cho phù hợp với cung mệnh của gia chủ và các yêu tố phong thủy bên ngoài để nâng cao vượng khí, tài lộc cho công việc kinh doanh.
Về phong cách thiết kế và màu sắc, các căn nhà ống ít ánh sáng nên sử dụng tone màu nội thất sáng như màu trắng, màu be để phản xạ ánh sáng tốt hơn, giúp không gian cho cảm giác rộng rãi hơn. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại cũng được ưa chuộng nhất cho các căn nhà ống mặt phố hiện nay, nhờ sự tiện dụng, tối ưu công năng và tính thẩm mỹ.
Thiết kế nội thất nhà ống phong cách tân cổ điển với mục đích kinh doanh ở tầng 1
Tham khảo thêm dự án: Thiết kế nội thất biệt thự liền kề kết hợp kinh doanh tại Geleximco Hà Đông
Về hệ thống điều hòa không khí, với các căn nhà phố từ 4 tầng trở lên, nên lắp đặt hệ thống điều hòa không khí tập trung để nâng cao thẩm mỹ, tránh lắp đặt cục nóng ở mặt tiền như điều hòa đơn thông thường.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai thiết kế, thi công nội thất biệt thự, nhà liền kề, nhà phố và căn hộ, văn phòng, 3S đã xây dựng được thương hiệu hàng đầu tại Hà Nội về thiết kế nội thất biệt thự, văn phòng cũng như thiết kế thi công nội thất trọn gói. Liên hệ ngay với Kiến trúc sư trưởng qua hotline 0988640776 để được tư vấn chi tiết miễn phí cho công trình của bạn.